Sạm da là tín hiệu tiêu cực cho sức khỏe làn da nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Da bị sạm do những tác nhân nào? Có cách gì để điều trị hiệu quả không? Thử ngay 7 tips chống sạm dưỡng trắng hiệu quả từ bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng sạm da thường gặp
Sạm da – ám ảnh hàng đầu không chỉ khiến chị em tự ti mà còn làm gương mặt trông dà nua hơn bình thường. Không phải ngẫu nhiên mà da đang sáng mịn lại trở nên sạm đen hay ngả vàng.
Sạm da (tiếng anh Hyperpigmentation) là tình trạng xuất hiện các nốt hoặc mảng da đậm màu hơn xung quanh. Điều này xuất phát từ việc các hắc sắc tố tăng sinh quá mức ở 1 số vùng nhất định.
Những mảng da bị sạm màu có thể lan sang các vùng xung quanh và khiến da không đều màu. Đặc biệt, vùng da mặt bị sạm còn gay trở ngại giao tiếp cho chủ sở hữu.
Thông thường da sạm sẽ có màu nâu nhạt, đậm hoặc sạm đen với kích thước nhỏ hoặc mảng lớn. Da bị sạm sẽ kèm theo tình trạng khô, sần, trông thiếu sắc và dễ bị lão hóa hơn.
Một số biến thể có thể gặp phải của tình trạng da sạm như:
- Da mặt sạm vàng
- Mặt sạm đen và nhiều mụn
- Sạm da đỏ, lỗ chân lông to,…
Những đối tượng dễ bị sạm da
Da thâm sạm có gặp ở bất kỳ đối tượng nào, dù là nam giới hay ở nữ giới. Tuy vậy, nhóm đối tượng thường gặp hơn cả có thể là:
- Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh
- Người tiếp xúc nhiều với nắng
- Độ tuổi từ 30 – 40 tuổi,…
Nguyên nhân gây sạm da
Bản chất của sạm da là sự tăng trưởng mạnh mẽ của melanin – sắc tố quy định màu da. Thông thường, melanin trong da luôn duy trì ở ngưỡng ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải 7 vấn đề sau thì nguy cơ làn da bị thâm sạm là rất cao.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Nguyên nhân đầu tiên gây sạm thâm da là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng có chứa bức xạ UV tần số 400nm đủ khả năng xuyên tới lớp hạ bì.
UV gây biến đổi sắc tố, phá hủy cấu trúc da và tạo điều kiện cho melanin sinh sôi. Làn da ban đầu sẻ đỏ ửng rồi chuyển qua nâu sẫm và cuối cùng là sạm lại. Các trường hợp gặp tia UVB thì làn da gần như bỏng rát và chết hoàn toàn.
Thay đổi nội tiết tố
Thứ hai, thay đổi nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong vấn đề sạm đen ở da. Rối loạn nội tiết được hiểu đơn giản là sự lên xuống thất thường của hormone – trong đó có tuyến hormone “đảm nhận” vai trò “đối kháng” melanin.
Khi rối loạn kéo dài nhiều ngày, nồng độ melanin ở ngưỡng rất cao (trên 42%). Vùng sạm bắt đầu hiện lên và lan ra khắp mặt. Các vị trí dễ thấy là gò má, vùng sống mũi, da cổ và bàn tay.
Quá trình lão hóa
Sạm da là “hệ lụy” cơ bản của chu trình lão hóa. Tới một thời điểm nhất định, chức năng da sẽ không còn “toàn diện” như ban đầu.
Biểu hiện là tính đàn hồi giảm, độ chống đỡ cơ không tốt và tốc độ sinh trưởng tế bào rất kém. Đây là lý do tại sao da thường nhăn nheo, chùng nhão, sạm xuống 1 – 2 tone và không còn căng mịn.
Sạm da ở nữ giới thường xuất hiện sau tuổi 35, với nam giới là tuổi 45. Mức độ sạm nặng nhất vào khoảng 1 năm đầu tiền mãn kinh và giảm dần khi chị em 50 chính thức hết hành kinh.
Do làn da bị viêm, tổn thương
Khi da bị tổn thương hoặc viêm sâu, trạng thái da mất đi sự cân bằng kéo theo hiện tượng nhiễm khuẩn diện rộng.
Lúc này, các nhóm sắc tố sẽ bị “ăn mòn”, suy giảm mật độ đáng kể và không đủ “chống đỡ” làn da. Cùng với đó, vi khuẩn tạo thành ổ viêm biến thượng bì thành vùng da khô hạn, thâm đen và sạm đi thấy rõ.
Vì vậy, nguyên tắc skincare số 1 bạn cần nhớ là hạn chế gây ra trầy xước hoặc tạo lỗ hổng trên da. Nếu bị sạm da nặng sẽ cần trị bệnh về da trước rồi mới tiến hành trị sạm sau.
Dấu hiệu của bệnh lý
Ít ai biết rằng, sạm da là lời “cảnh báo” cơ thể đang mắc một bệnh nào đó. Sự suy giảm chức năng ở các bộ phận dẫn đến da không đủ năng lượng và hoạt động tế bào “đình trệ”. Ngoài sạm, làn da còn trở nên bủng beo, chảy xệ hoặc phù nề, mất độ đàn hồi và có mụn.
Một số bệnh lý gây sạm da có thể kể đến như: viêm da cục bộ, viêm gan, thận hư, viêm loét dạ dày, viêm tuyến giáp, ung thư cổ tử cung, thiếu máu,…
Yếu tố di truyền
Tiếp theo, tác nhân gây sạm là do yếu tố di truyền. Dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ (khoảng 15%) nhưng việc con cái “thừa hưởng” làn da sạm của bố mẹ là không hiếm.
Tác động này được lý giải dựa trên nguyên lý di truyền mã gen. F1 sẽ nhận nhóm mã gen riêng biệt quy định tới nồng độ melanin sắc tố.
Vô tình nhận chuỗi gen lặn, da của người con sẽ kế thừa trọn vẹn các khuyết điểm từ bố mẹ, bao gồm: tính nhạy cảm, khả năng tái tạo biểu mô và độ sạm/nám.
Làm văn phòng & ngủ muộn
Khảo sát từ ĐH Y Philadelphia cho thấy 90% dân văn phòng và người ngủ muộn đều có có dấu hiệu sạm da. Nguyên nhân của thực trạng này là do môi trường khép kín, không khí kém lưu thông, điều hòa chạy liên tục khiến da mất nước và bị oxy hóa nghiêm trọng.
Với những người ngủ muộn, quy trình chuyển hóa tự nhiên của da ngẫu nhiên bị đảo lộn. Cơ thể sẽ tiết ra hoạt chất stimulating – nhân tố thúc đẩy melanin phát triển dưới da. Do đó, người làm văn phòng và những người thức khuya có tốc độ lão hóa nhanh gấp 4.5 lần.
3 Cách chữa sạm da tự nhiên, đơn giản tại nhà
Ở các trường hợp da bị sạm nhẹ, người dùng hoàn toàn có thể trị khỏi tại nhà. Thử ngay 3 mẹo siêu tiện ích của Kangnam và kiểm nghiệm hiệu quả nhé.
Cách trị sạm da bằng chanh, dầu dừa
Combo “thần thánh” trị sạm da phải kể đến dầu dừa và chanh. Dầu dừa cung cấp lượng caprylic và chuỗi béo tốt; chanh lại mang tới citric, folate và riboflavin. Khi thẩm thấu lên da, các tinh chất trên sẽ tiêu trừ melanin và cân bằng lại collagen. Vết sạm sẽ biến mất ngay sau 1 tuần thử nghiệm.
- Trộn 100ml dầu dừa cùng 50ml cốt chanh và 1 thìa cafe muối
- Dùng một viên mặt nạ nén nhúng đẫm hỗn hợp
- Apply mặt nạ lên mặt và dùng máy mát xa toàn bộ vị trí sạm. Nếu sạm ở tay hoặc chân thì bạn thay bằng khăn mặt mỏng nhé.
- Sau 20” gỡ mặt nạ ra, rửa sạch lại bằng nước ấm. Dùng luôn kem dưỡng ẩm/kem chống nắng.
Với phương pháp này, bạn nên thực hiện vào buổi tối và không làm cùng bước tẩy da chết. Chống chỉ định với da mụn, khách hàng mới thực hiện tiêm botox, filler hoặc chỉnh sửa hàm mặt.
Mẹo chữa da bị sạm đen bằng cà chua
Chỉ với 1 quả cà chua còn sót lại sau bữa ăn, bạn đã “hô biến” ra chiếc mặt nạ trị sạm cực tốt. Cà chua rất giàu vitamin A, C và vi chất tự nhiên – 3 yếu tố giúp phục hồi da từ sâu bên trong.
Mặt khác, loại quả này cũng chứa thành phần folate 72% – hỗ trợ giảm mật độ nhóm biểu mô thâm, xỉn màu lớp hạ bì.
Làm mask cà chua như thế nào? Bạn chỉ cần rửa sạch, thái miếng cà chua dày từ 1 -2cm rồi phủ kín lên khu vực da sạm.
Relax trong 20 phút đến khi cà chua khô lại, bạn sẽ thấy da sáng lên đáng kể, vết sạm cũng mờ đi đó.
Cách chữa sạm da đơn giản bằng nha đam
Tips chống sạm homemade không thể bỏ qua công thức từ nha đam. Tinh dầu nha đam có tên gọi là Aloinosit Anthranol – công dụng phá vỡ các liên kết thâm, tái tạo các biểu mô và thúc đẩy sản sinh sắc tố trắng.
Ngoài ra, lô hội cũng giải nhiệt, trị nám da, kháng viêm siêu tốt, cho bạn làn da khỏe mạnh và tươi trẻ.
- Lột vỏ, cắt khúc lô hội và ngâm trong nước giấm loãng
- Bóp nát hoặc xay nhuyễn với 10ml mật ong
- Đắp trực tiếp lên các vùng da bị nám
- Kết hợp massage chiều dọc trong 15 phút
- Rửa mặt bằng nước sạch và kết thúc với lớp toner mỏng nhẹ
Bạn có thể dùng nha đam trị nám trong 4 mùa, đặc biệt là mùa hè khi mới đi nắng về. Chú ý bóp thật sạch nhựa lô hội, tránh để nhựa rơi vào vết mụn hoặc vết lăn kim
Qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức chữa sạm da tại nhà, chúc các bạn có làn da đẹp!