Nguyên nhân của viêm nang lông và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông là một trong những tình trạng viêm da phổ biến, gặp ở nhiều đối tượng và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống. Vậy nguyên nhân viêm nang lông là gì và cách chữa trị như nào? Hãy cùng Delia Beauty tìm hiểu nhé!

viêm nang lông 1

1. Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là tình trạng viêm lông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Lúc đầu, nó có thể trông giống như những búi nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông – những túi nhỏ mà mỗi sợi tóc mọc ra. Sau đó, nhiễm trùng có thể lan rộng và biến thành vết loét, gây khó chịu.

2. Nguyên nhân của Viêm nang lông.

2.1 Tác nhân bên trong cơ thể

– Rối loạn tuyến dầu: Tuyến dầu (tuyến nhờn) hoạt động quá mức hoặc chất dầu ngày càng đặc tính sẽ gây bức bí, làm kín nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Do tốc độ thay mới tế bào tăng bất thường nhưng lại không được bài tiết lên bề mặt da, chúng tích tụ lại trong nang lông và làm kín chặt nang lông, gây viêm;

– Mất cân bằng về độ axit: Làm tăng tốc độ mất nước ở da, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm bên trong nang lông;

Mắc một số bệnh lý: Suy giảm sức đề kháng, rối loạn thần kinh, mắc bệnh đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, mắc bệnh nội tiết, tiểu đường,…

2.2 Tác nhân bên ngoài cơ thể

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Đa số các trường hợp viêm nang lông là do tụ cầu trùng. Ngoài ra, vi khuẩn gram âm, Proteus, Pseudomonas, nấm men, nấm sợi, virus herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex,… cũng gây viêm nang lông.

Biểu hiện lâm sàng theo vùng da bị viêm và tác nhân gây bệnh là:

–  Vùng mặt: Thường do tụ cầu, trứng cá bội nhiễm hoặc vi khuẩn gram âm, u mềm lây và nhiễm Demodex folliculorum ở nang lông

–  Vùng râu: Do tụ cầu trùng vàng (Staphylococcus aureus), các vi khuẩn gram âm, nấm sợi, virus herpes, u mềm lây và nhiễm Demodex gây thương tổn tương tự trứng cá đỏ. Bệnh thường dai dẳng, khó trị, tái phát nhiều lần. Tình trạng viêm có thể nghiêm trọng hơn khi nhiễm trùng lan sâu vào nang lông, gây áp xe hoặc nhọt

– Vùng da đầu và vùng gáy: Do tụ cầu trùng và nấm sợi

–  Ở chân: Hay gặp ở phụ nữ có thói quen cạo lông hoặc tẩy lông chân

– Viêm nang lông ở các vùng da khác: Ở nách thường do tụ cầu trùng, Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Candida; ở mông và các vùng da nóng ẩm chủ yếu là do tụ cầu trùng và nấm sợi

3. Biểu hiện của viêm nang lông

Biểu hiện viêm nang lông khá giống với các tình trạng bệnh lý viêm da khác, các biểu hiện này xuất hiện trên da không có sự báo trước chính vì vậy, nếu không thực sự để ý đến da và quan sát tốt sẽ khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện bệnh muộn sẽ gây khó khăn trong điều trị và có thể dẫn được những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Một số biểu hiện viêm lỗ chân lông điển hình người bệnh có thể quan sát và phát hiện sớm có thể kể đến như:

– Mụn mủ: Tại các vị trí lỗ chân lông thường xuất hiện mụn màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng có chứa mủ bên trong. Các nốt nhọt này có thể có màu trắng hoặc màu vàng tùy thuộc vào từng tình trạng và mức độ của bệnh.

– Dịch mủ vỡ: Các mụn nước sẽ vỡ thì mủ tích tụ đầy. Chính dịch mủ này là yếu tố khiến viêm nang lông có thể lây từ người này sang người khác và vị trí viêm nhiễm lan sang các bộ phận khác nhau.

– Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng điển hình của viêm nang lông. Người bệnh có cảm giác ngứa rát khó chịu ở vùng da bị viêm nhiễm. Các vùng da này rất mềm, đau và dễ bị tổn thương, loét khi gãi hoặc xoa.

– Sưng tấy: Có một số trường hợp ở vị trí da bị tổn thương có dấu hiệu sưng tấy hoặc sưng dạng khối đỏ.

Các biểu hiện viêm nang lông thường xuất hiện tại vùng nang lông ở cổ, tóc, mi mắt, chân, tay,… Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao, bởi da của bé rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

viêm nang lông 2

4. Các phương pháp điều trị viêm nang lông 

Việc điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng, tình trạng viêm nhiễm, và nguyện vọng của người bệnh. Bạn có thể điều trị thuốc trị bệnh bằng dạng uống, bôi, hay xà phòng. Cũng có thể bệnh được điều trị bằng cách áp dụng thủ thuật loại bỏ dịch mủ hoặc liệu pháp laser

4.1 Thuốc

– Kem bôi ngoài da hoặc thuốc uống kiểm soát nhiễm trùng: Đối với nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng kem bôi hoặc gel. Chỉ khi nang lông bị nhiễm trùng nặng hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì kháng sinh đường uống mới được chỉ định.

– Kem bôi ngoài da, dầu gội hoặc thuốc uống kháng nấm: Thuốc chống nấm dành cho những trường hợp nhiễm trùng do nấm men, do kháng sinh không có tác dụng với viêm nang lông do nấm.

– Kem bôi ngoài da hoặc thuốc uống để giảm viêm: Nếu bị viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan nhẹ, bác sĩ có thể kê thêm steroid dạng kem để giảm ngứa. Nếu người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS, có thể thấy sự cải thiện các triệu chứng sau khi điều trị bằng thuốc kháng virus.

4.2 Tiểu phẫu:

Được thực hiện với nhọt lớn hoặc cụm nhọt. Bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ, giúp giảm đau, tăng tốc độ phục hồi và giảm sẹo.

4.3 Triệt lông bằng laser:

Nếu các phương pháp điều trị khác thất bại, triệt lông lâu dài bằng liệu pháp laser có thể làm giảm nhiễm trùng. Phương pháp này đắt tiền và thường cần một vài lần điều trị. Laser loại bỏ vĩnh viễn nang lông, do đó làm giảm mật độ của tóc trong khu vực được điều trị. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm da bị đổi màu, sẹo và phồng rộp.

4.4 Điều trị bằng công nghệ AAB( Anti Ance Body)

AAB- công nghệ độc quyền tại Delia Beauty, giúp bạn: 

➤  Làn da sẽ được loại bỏ hết mụn mủ, mụn viêm

➤  Da trở nên sáng và mịn màng hơn

➤  Những vết thâm cũ do mụn để lại đã mờ đi sau mỗi buổi điều trị

➤  Không gây tổn thương, kích ứng da.

➤  Không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

➤  Ngăn ngừa mụn tái phát.

Một số ca điều trị thành công viêm nang lông tại Delia Beauty:

viêm nang lông 3

viêm nang lông 4

5. Cách phòng ngừa viêm nang lông

Viêm nang lông có thể phòng ngừa bằng cách sau:

– Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để cung cấp đủ dưỡng chất cho một làn da khỏe mạnh

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày để tránh trình trạng da tiết bã quá nhiều, phòng tránh bệnh viêm nang lông

– Bảo vệ da trước những loại hóa chất, chế phẩm vệ sinh có thành phần tẩy rửa mạnh

– Không đội mũ nón chật, mặc quần áo chật

– Chọn trang phục thoải mái bằng chất liệu cotton

– Tránh dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn tắm

– Tránh cạo lông nếu có thể

– Tránh sử dụng sản phẩm gây tiết nhiều dầu trên da

Viêm nang lông không phải bệnh lý phức tạp, tuy nhiên việc tự điều trị có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh và kéo dài thời gian lành vết thương. Nếu bạn đang gặp tình trạng này hãy liên hệ ngay với Delia Beauty để được tư vấn và có liệu trình điều trị hiệu quả và an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

ĂN UỐNG GÌ ĐỂ TRỊ NÁM DA MẶT TỪ BÊN TRONG?

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC DA BẰNG TINH DẦU GẤC

CHIA SẺ 2 LOẠI CÂY THUỐC NAM TRỊ NÁM DA MẶT CÓ SẴN NHÀ BẾP.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư Vấn 24/7