Những ổ mụn bọc ở mũi thường kèm theo sưng đỏ và đau nhức. Để tìm được cách chữa mụn bọc trên mũi hiệu quả nhất thì đầu tiên cần phải hiểu được nguyên nhân gây ra mụn là gì.
Hình ảnh mụn bọc sưng đỏ và có mủ ở mũi
Sau đây là một số lý do chủ yếu khiến vùng sống mũi phát sinh mụn bọc:
Rối loạn hormone trong cơ thể
Một số giai đoạn như dậy thì, mang thai hay trong các kì kinh nguyệt hàng tháng ở phụ nữ, hormone nội tiết trong cơ thể lại có sự biến động mạnh mẽ. Đây là lý do khiến tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh hơn và gây ra tình trạng bít tắc tại chân lông.
Khi đó, vi khuẩn ở nang lông sẽ kết hợp cùng với cặn bẩn hoặc lớp make up dư thừa để hình thành lên những ổ mụn bọc sưng viêm tại mũi.
Mệt mỏi, stress kéo dài
Tình trạng căng thẳng thường xuyên là lý do khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Khi đó mụn nhọt sẽ mọc bất thường ở nhiều vị trí trên cơ thể và khuôn mặt.
Bên cạnh đó, nỗi lo lắng và stress vì mụn sẽ càng khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Thường xuyên ngủ muộn và không đủ giấc
Giấc ngủ không chỉ quan trọng với sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn. Bởi thông thường, vào khoảng 11h đêm đến 3h sáng, các cơ quan bài tiết bắt đầu hoạt động mạnh mẽ nhất.
Nếu bỏ lỡ khoảng thời gian vàng này, các độc tố không thể đào thải hoàn toàn ra ngoài cơ thể sẽ bộc lộ ngay trên da bằng những đốm mụn bọc.
Thường xuyên ngủ mụn sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và gây ra mụn
Bên cạnh đó, từ giữa đêm đến sáng sớm còn là thời gian mà làn da nghỉ ngơi và bắt đầu chu trình tái tạo. Nếu thức khuya hoặc ngủ quá ít tiếng sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn. Da sẽ yếu đi, xỉn màu và mọc mụn.
Ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe làn da của bạn. Một thực đơn lành mạnh sẽ chăm sóc làn da khỏe mạnh và mịn màng.
Ngược lại, nếu thường xuyên thu nạp các đồ ăn cay, nóng, thừa ngọt hoặc các loại thức uống chứa cồn, gas, da sẽ nhanh chóng bị xuống cấp và giảm thiểu sức đề kháng.
Vậy nên, việc ăn uống bừa bãi, thiếu khoa học chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến làn da nổi mụn.
Một số sai lầm khi trị mụn bọc ở mũi tại nhà
Việc vùng mũi bỗng chốc nổi lên một ổ mụn bọc sưng đỏ kèm theo đau nhức chắc chắn sẽ khiến khổ chủ không khỏi khó chịu.
Thế nhưng, việc không tìm hiểu kĩ càng mà ngay lập tức áp dụng các mẹo chữa mụn truyền miệng như thoa kem đánh răng, bôi mật ong, vitamin E,.. lại càng khiến cho tình trạng ngày càng nặng hơn.
Sau đây là 6 sai lầm thường gặp nhất trong điều trị mụn bọc ở mũi. Hãy chú ý thật kĩ để không gặp phải những hệ lụy đáng tiếc.
Sai lầm vì nặn mụn bọc ở mũi
Đây là sai lầm nghiêm trọng mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Thói quen cứ thấy mụn là nặn có thể gây nhiễm trùng, sưng viêm nặng hơn và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho làn da.
Đặc biệt với những ổ mụn bọc ở mũi thì việc nặn quá sớm mà không lấy triệt để nhân mụn phía trong sẽ càng kích thích khiến ổ mụn sưng to hơn.
Thậm chí có những trường hợp nổi mủ và lây lan sang những vùng da bên cạnh.
Nặn mụn là thói quen xấu mà hầu hết mọi người đều gặp phải
Ngoài ra, việc nặn mụn không đúng cách còn gây đau nhức và khiến da thương tổn nặng nề. Nhiều trường hợp để lại sẹo thâm kém thẩm mỹ trên da cực kì khó chữa.
Vậy nên, nếu bạn đang gặp phải mụn bọc ở mũi thì không nên nặn, nhất là trong giai đoạn mụn sưng to và có mủ.
Đắp quá nhiều mặt nạ trị mụn bọc trên mũi
Có nhiều loại mặt nạ tự nhiên có công dụng làm xẹp và giảm sưng mụn bọc ở mũi tốt. Đây là cách thức được nhiều chị em áp dụng bởi nguyên liệu đơn giản và dễ thực hiện.
Vậy nhưng, nếu đắp không đúng cách và quá lạm dụng có thể gây ra tác dụng ngược lại.
Việc đắp mặt nạ thường xuyên cho vùng da mụn bọc sẽ khiến cho chân lông bị tắc nghẽn. Tình trạng mụn vì thế mà ngày càng nặng nề hơn.
Đa số các nguyên liệu tự nhiên chỉ nên đắp 2 – 3 lượt mỗi tuần. Khoảng cách giữa số lần đắp như vậy sẽ giúp da có thời gian hấp thụ dưỡng chất và mang đến hiệu quả giảm mụn tốt nhất.
Một lưu ý khác là lựa chọn nguyên liệu tự nhiên phù hợp. Không phải mặt nạ nào cũng thích ứng với làn da của bạn. Tốt nhất, hãy test thử lên khu vực da cổ tay trước khi apply lên vùng mũi.
Ngoài ra, hãy lưu ý đến các bước dưỡng da sau khi đắp mặt. Bởi hầu hết các loại mặt nạ trị mụn đều khiến da bị khô căng.
Việc cấp ẩm và cân bằng độ pH cho da với kem dưỡng và toner trong thời gian này là vô cùng quan trọng.
Lạm dụng miếng dán lột mụn
Miếng dán lột mụn chỉ phù hợp với những vùng da nổi đầy mụn cám và đầu đen như mũi, cằm, trán. Tuy nhiên, nếu khu vực da này phát sinh cả những đốm mụn bọc, mụn trứng cá sưng đỏ thì tuyệt đối không sử dụng miếng dán lột mụn.
Vậy nhưng nhiều người có thói quen sử dụng miếng lột mụn theo định kì hàng tuần mà không quan tâm đến tình trạng da hiện tại như thế nào.
Với những ổ mụn bọc ở mũi, việc tiếp xúc với miếng lột mụn sẽ càng khiến cho tình trạng thêm nặng nề hơn.
Sử dụng miếng dán lột mụn không đúng cách sẽ khiến tình trạng mụn ngày càng nặng nề hơn
Nguyên nhân là bởi vốn dĩ khu vực bị mụn đã rất nhạy cảm. Khi phải tiếp xúc và chịu một lực tác động mạnh từ việc lột mụn sẽ càng khiến cho vùng da ổ mụn trở nên nhạy cảm hơn.
Bên cạnh đó, ổ viêm bị tác động sẽ càng lây lan và nhiễm trùng nặng hơn.
Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
Nhiều người quan niệm da càng sạch thì càng khỏe. Điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc “sạch quá” lại phản tác dụng và có thể khiến cho làn da của bạn nổi nhiều mụn hơn.
Một ví dụ thực tế đó là rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đều sử dụng sữa rửa mặt hoặc các sản phẩm có hoạt chất tẩy rửa. Điều này vô hình chung khiến da bị bào mòn và ngày càng yếu hơn.
Khi da bị mỏng và yếu đi thì việc chống đỡ với các tác nhân từ môi trường sẽ trở nên khó khăn hơn. Mụn cũng vì thế xuất hiện thường xuyên hơn, da cũng dễ bắt nắng hơn.
Sử dụng kem chữa mụn kém chất lượng
Thị trường kem trị mụn ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu mới. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng thực sự tốt và mang lại hiệu quả trị mụn tối ưu.
Đặc biệt, những sản phẩm không có nhãn hiệu và nguồn gốc rõ ràng rất dễ khiến da bị dị ứng và làm tình trạng mụn ngày một trầm trọng hơn.
Kem trị mụn chất lượng kém có thể khiến cho ổ mụn bọc ở mũi sưng viêm nặng hơn
Một số loại thuốc trị mụn chứa thành phần cồn vượt quá mức quy định nên dù khiến tình trạng mụn bọc ở mũi giảm sưng nhanh nhưng dễ để lại vết thâm lâu ngày trên da.
Để mụn bọc trên mũi bị chai không điều trị
Bên cạnh những thói quen điều trị không đúng như nặn mụn, thoa kem kém chất lượng hay đắp mặt nạ quá nhiều thì nhiều người lại mặc kệ và không quan tâm đến sự có mặt của những ổ mụn bọc ở mũi.
Điều này hoàn toàn không tốt bởi nó có thể khiến cho mụn bị chai cứng và càng khó điều trị hơn. Những cồi nhân và vi khuẩn không được loại bỏ có thể khiến cho mụn lây lan sang các vùng da bên cạnh.
Trên đây là những thói quen không tốt trong điều trị mụn bọc ở mũi. Vô hình chung, những cách trị liệu này không những không làm thuyên giảm mụn bọc sưng đỏ mà còn khiến cho tình trạng ngày càng nặng nề hơn.
Vậy nên, hãy thực sự cẩn trọng khi gặp mụn nhọt ở mũi và tìm ra cách điều trị tôi ưu nhất nhé!